Kinh nghiệm xây hồ cá koi

Bài viết này dành cho những khách hàng và các bạn bắt đầu chơi cá koi nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm, sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích. Sau đây cùng tìm hiểu bài viết kinh nghiệm xây hồ cá koi. Bắt đầu thôi nào !

Kinh nghiệm xây hồ cá koi
Kinh nghiệm xây hồ cá koi

Cùng tìm hiểu các kinh nghiệm khi xây hồ cá koi

Hình dáng hồ

Hình dáng hồ cá koi tránh xây các góc cạnh – đường thẳng. phần lớn hồ cá koi được xây với thành hồ uốn lượn nhẹ điều này đảm bảo yếu tố về phong thủy và cả môi trường sống của loài cá quý này.

Chất liệu làm hồ cá koi thường là kính và hồ xi măng, tương ứng với hồ treo và hồ nằm dưới đất. Hồ treo thì khá ít trên thị trường vì như đã nói ở trên hồ cá koi không nên làm phẳng như mặt kính, cách đường gợn sóng uyển chuyển sẽ thích hợp với cá koi hơn.

Cá koi là họ cá chép, loài cá chép thải ra nước những chất thải bẩn khá nhiều nếu so sánh với các loài khác, hồ treo sẽ không đám ứng được việc lọc hồ. Trong khi hồ nằm lại có thể dễ dàng xây dựng hầm lọc nước cá koi, thứ có thể đảm bảo hồ cá koi luôn ở trạng thái tốt nhất.

Kích thước hồ

Kích thước thì tùy vào nơi xây dựng tuy nhiên kích thước không quá nhỏ và khuyến nghị trên 1m vuông. Tốt nhất là từ 6-10 m vuông .

Vị trí đặt hồ

Khi bước vào một căn nhà có phải bạn thường thấy hồ cá koi thường được xây dựng trong sân nhà và vị trí nằm bên trái hoặc bên phải của sân chứ ít khi nào nằm ngay chính diện che mất của ra vào phải không?

Điều này cũng áp dụng luôn với hòn non bộ bởi vì người xây dựng hồ cá koi phải biết nơi nào có phong thủy tốt để mà xây dựng. Thường thì người ta sẽ xây theo 2 nguyên tắc: tả thanh long hữu bạch hổ và minh đường tụ thủy.

Tùy vào tuổi của người gia chủ mà xây bên trái hay bên phải, tuy nhiên đã là kiến trúc có nước thì nên đặt trước sân hoặc theo cách nói của dân phong thủy là xây dương ra ngoài.

Nguồn nước

Nguồn nước
Nguồn nước được coi là yếu tố quan trọng nhất để những chú cá koi của bạn phát triển tốt.

Hồ cá koi nếu xây trong nhà thì mực nước ít nhất là 40cm ( bằng 2 gang tay ), đây là mực nước tối thiểu để loài có koi có thể sống. Nếu xây hồ cá koi bên ngoài trời hoặc nơi có ánh sáng rọi xuống thì mực nước nên cao trên 60cm tức khoảng 3 gang tay.

Điều quan trọng là nước phải luân chuyển và thay mới, thường thì đi kèm với hồ cá koi là hệ thống hầm lọc nước của hồ cá koi. chính hầm lọc này loại bỏ rác phía trên mặt hồ và loại bỏ các vật thể nặng – cặn bã dưới đáy hồ.

Nếu không có hệ thống lọc nước thì NH3 trong nước sẽ tăng cao – NH3 là chất có trong chất thải của cá nguyên nhân chủ yếu làm độ kiềm trong nước tăng lên – Nếu NH3 quá cao cá sẽ chết hàng loạt, bị lở da, mang cá bị si sinh vật phá hoại làm cá không thở được.

Cá koi

Cá koi
Chọn những chú cá koi khỏe mạnh và nên nuôi số lượng cá koi phù hợp với diện tích của hồ

Cá koi rất nhiều chủng loại khác nhau có mặt trên thị trường. bạn có thể mua cá koi Việt hay cá koi nhật tùy vào túi tiền. Về mật độ chúng ta cần tính toán sao cho cá của chúng ta nuôi không quá đông đảo.

Mật độ 3 – 5 con/m3 là vừa phải, nếu quá ít cũng không tốt vì cá không có bầy – phong thủy không lợi . Nhiều quá thì làm cá khó sống.

Hiện tại trên thị trường có khoảng vài chục loại cá koi, chất lượng nhất là cá koi Nhật Bản. Cá koi Việt Nam và cá koi Trung Quốc cũng có bán trên thị trường nhưng chất lượng không sánh bằng. Tuổi thọ loài cá koi Nhật Bản có thể lên đến 60 năm , dài đến tận 1m, màu sắc của cá koi Nhật cũng sặc sỡ hơn, sức khỏe dẻo dai hơn và đương nhiên chi phí của cũng cao hơn hẳn cá koi Việt Nam và cá koi Trung Quốc.

Nuôi loài cá nào là tùy vào túi tiền của gia chủ, điều quan trọng là đảm bảo mật độ từ 3-5 con/m3 là được.

Kiểm soát hàm lượng oxy trong nước khi xây hồ cá koi

Thiếu oxy hay thiếu dưỡng khí là hiện tượng thường thấy khi hồ cá koi thiếu dòng chảy lưu động hoặc có dòng chảy nhưng nước quá đậm đặc rêu tảo, phù du do công suất máy bơm nước không đủ để thay toàn bộ lượng oxy trong hồ cùng một lúc. Hoặc bạn nuôi cá với mật độ quá dày đặc , vô hình trung làm những cá phải cạnh tranh oxy với nhau.

Dễ thấy nhất là trong một hồ nước, nơi có dòng lưu chuyển nước thường xuyên sẽ ít rêu tảo hơn, cá tập trung ở vị trí đó cũng nhiều hơn do chúng cảm nhận được nơi đó dễ thở hơn. Nếu hồ cá của bạn quá lớn, có lẽ việc nghĩ đến phương án phân bổ oxy đều ra toàn hồ phải là suy nghĩ đầu tiên nếu bạn không muốn những chú cá koi xinh đẹp của bạn chết mòn trong đó.

Kinh nghiệm làm hồ cá koi cho thấy Thông thường lượng oxy cần thiết cho hầu hết các loài cá nước ngọt là khoảng 1mg/l, nếu dưỡng khí giảm xuống còn phân nửa tức là ở mức 0,4-0,5 mg/l hầu hết các loài cá sẽ chết ngạt hoặc đẫn đờ – hay gọi cách khác là cá bị nổi đầu – một hiện tượng cá ngoi lên sát mặt nước để lấy oxy. Đối với loài cá chép nhất là cá koi, chúng hoạt động nhiều hơn các loài cá khác nhưng cơ chế mang cá của chúng giúp chúng lọc được nhiều oxy hơn các loài cá khác nên cá koi sẽ chính thức chết ở mức oxy thấp đạt ngưỡng 0,1 -0,4 mg/l

Xây hồ cá koi phù hợp thời tiết

Đây là chi tiết rất quan trọng mà không phải đơn vị thi công nào cũng nói cho bạn biết. Thời tiết ảnh hưởng cực lớn đến một hồ cá koi. Kinh nghiệm làm hồ cá koi cho thấy, mùa đông là mùa cá koi sinh trưởng rất tốt. Mùa hạ là mùa làm cho cá chết nhiều nhất.

Điều này là dễ hiểu vì cá koi là loài thuộc dòng cá chép, cá chép là loài có thủy tổ từ vùng ôn đới. Và nguồn gốc của loài cá koi chính xác là ở các nước Trung Á – Khí hậu ôn đới. Cá Koi nói riêng và dòng cá chép nói chung thích hợp sống ở nhiệt độ nước từ 3 – 24 độ C, Độ PH trong nước tầm 7-7,5. Chúng thích sống trong các môi trường có trầm tích thực vật mềm như tảo và rêu.

Ở Việt Nam, nhiệt độ trung bình khoảng 25 – 27 độ . Đây là mức nhiệt độ sống khá cao so với tiêu chuẩn của loài cá koi. cần duy trì nền nhiệt độ dưới 24 độ C bằng cách thêm cây xanh xung quanh hồ để che chắn mặt nước, tránh ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào lòng hồ. Xung quanh hồ cũng nên đặt những hòn đá sáng màu vì đá sẫm màu trữ nhiệt rất tốt.

Ngoài ra việc nước luân chuyển liên tục cũng góp phần làm nhiệt độ nước trong hồ giữ ở mức xung quanh 20 độ C. Nước luân chuyển nhiều cũng là yếu tố kiểm soát mầm bệnh trong nước. vì nước sẽ được lọc nhiều hơn và nước mới được bơm vào liên tục.

Kiểm soát các bệnh thường gặp của cá koi

Người chơi cá koi có kinh nghiệm hiểu rằng, Cho dù đã làm hồ cá koi rất đảm bảo làm rất tốt nhưng cá koi có thể chết hàng loạt vì những căn bệnh rất căn bản. Người chơi cá koi phải trang bị đủ kiến thức để có thể phát hiện nhanh chóng những mầm móng bệnh . Dưới đây là một số bệnh mà cá có khả năng mắc phải:

Bệnh sán cá: Cá cạ mình vào thành bồn, nhảy lên thành hồ, màu sắc của cá nhạt dần vì mất sắc tố da, sau khi mất sắc tố da thì cá bị ghẻ lỡ, ăn thủng mang cá. Cách trị trộn Praziwantel liệu lượng 6g/30kg vào thức ăn cho cá. Giúp cá tẩy sán.

Aeromonas: khi cá bị các vết thương hở, vi khuẩn này xâm nhập vào và gây vết lở rộng ra. Cách trị: bắt cá lại gây mê, dùng thuốc tím và bông băng vệ sinh vết thương.

Nấm mang: các mô tế bào ở mang đổi màu, bị phá hủy dần và mất khả năng lọc oxy trong nước.

Cách trị: diệt nấm bằng clotamin T 7,3g/m3 đổ thẳng xuống nước, tuy nhiên chỉ có khả năng cứu được những con chưa mắc bệnh và mang tính phòng bệnh.

Cá bị xù vẩy: là do vi khuẩn Dropy gây nên, chúng làm thân cá bị sưng phù, lớp vẩy bên ngoài không xếp lại được và luôn trong trạng thái xù ra. Cần tách riêng cá thể cá đó ra và cho vào hồ nước khác có hòa tan 1 ít muối vào, cá trong trạng thái này thở rất kém nên cần sục khí liên tục vào hồ.

Lời kết bài viết kinh nghiệm xây hồ cá koi

Trên đây là những kinh nghiệm cần biết khi xây hồ cá koi, hy vọng bài viết hữu ích với các bạn. Nếu cần tư vấn thêm hãy gọi cho chúng tôi qua số điện thoại: 0973563068.